Banner top Full

Tăng học phí đại học - làm sao để sinh viên và phụ huynh đồng thuận

Thứ ba, 10/09/2019, 10:03 GMT+7

Sau khi được tự chủ, nhiều trường đại học sẽ quyết định tăng học phí. Việc tăng học phí thế nào, lộ trình ra sao. Các trường đại học có thu vượt, thu sai quy định, thu các khoản thu ngoài quy định hay không?

17

             Sinh viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Đây là những nội dung được đặt ra tại buổi tọa đàm “Tự chủ Đại học: Nâng cao chất lượng đào tạo” được tổ chức ngày 9/9 tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Tăng học phí sẽ theo lộ trình

Ông Hoàng Minh Sơn- Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ: Luật GD Đại học sửa đổi đã nói rõ các trường ĐH tự chủ được quyết định học phí. Tuy nhiên, học phí là yếu tố rất quan trọng, vừa bảo đảm nâng cao chất lượng đào tạo nhưng cũng bảo đảm hướng tiếp cận học đại học của người học.

Từ trước đến nay, chính sách học phí của Đại học Bách khoa Hà Nội cơ bản ổn định. Khi Nhà nước không cấp chi thường xuyên nữa thì việc nâng học phí là không tránh khỏi. Tuy nhiên, tăng học phí phải có lộ trình và phù hợp với khả năng chi trả, tiếp cận của người học ở các vùng quê khác nhau. Đối với hầu hết sinh viên, các em đều có khả năng lựa chọn các chương trình học khác nhau, bên cạnh đó còn có học bổng hỗ trợ.

Cùng câu chuyện về học phí, ông Phạm Hồng Chương- Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho biết: Hiện nay, nhà trường thực hiện mức học phí theo đúng tinh thần Nghị định 86/2015 của Chính phủ.

Mức thu học phí được nhà trường công bố công khai, minh bạch cho toàn khóa học. Ví dụ, năm nay chương trình ĐH chính quy có mức học phí 15 - 18,5 triệu đồng/1 năm. Nhà trường cam kết mức tăng không quá 10% nhưng năm nay chỉ nâng khoảng 5%.

Trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng cam kết với người học có hoàn cảnh khó khăn, nhưng có tài năng, học giỏi và khao khát học được tạo điều kiện thực hiện ước mơ bằng chính sách học bổng. Những sinh viên thực sự khó khăn được cấp học bổng tài năng cho cả khóa, mỗi năm  40 - 50 triệu đồng đủ chi trả học phí và sinh hoạt phí.

Thực tế, khi tự chủ, các trường ĐH sẽ có những định hướng phát triển chất lượng, đầu tư các trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất… Nhiều lo ngại rằng tất cả việc này sẽ đổ dồn vào học phí, đẩy học phí tăng cao.

Trước vấn đề này, ông Hoàng Minh Sơn cho biết: Các trường công lập trước kia đã được đầu tư cơ sở vật chất rất tốt, hiện tại không phải các trường tự chủ là không được Nhà nước cấp kinh phí nữa mà sẽ được cấp theo một hình thức khác.

" Chúng ta phải làm sao để sinh viên thấy rõ được rằng việc đóng góp của mình được đầu tư trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng cơ sở vật chất đào tạo, chắc chắn chúng ta sẽ nhận được sự đồng thuận của sinh viên và phụ huynh.  "

Ông Hoàng Minh Sơn

Sinh viên khi học ở những trường danh tiếng thì cơ hội việc làm sẽ tốt và khả năng chi trả thực tế sau đại học ở mức thấp hơn so với khu vực và thế giới, học phí các em đóng vào chưa phải là 100% chi phí đào tạo mà mới là một phần, một phần đầu tư vào cơ sở vật chất.

Còn ông Phạm Hồng Chương chia sẻ: Đại học Kinh tế Quốc dân được Nhà nước đầu tư khá nhiều trong quá khứ và sắp tới sẽ được đầu tư khoảng 10 triệu USD. Như vậy, lượng đầu tư từ Nhà nước, ngân sách vẫn chiếm vị trí quan trọng. Hiện nay, nhà trường đang hoàn thiện cơ sở vật chất, tạo điều kiện tối đa để thầy và trò có môi trường học tập tốt nhất.

 Quang cảnh buổi tọa đàm

Kiểm soát chặt chẽ các trường 'lạm thu'

Việc các trường đại học công lập thực hiện tự chủ tài chính bị áp lực tăng thu do ngân sách giảm cấp kinh phí. Điều này có thể dẫn đến tình trạng có một số trường đại học công lập thu vượt, thu sai quy định, lạm thu các khoản thu ngoài quy định.

Các trường tự chủ được tự quyết học phí trước hết đã tuân theo đề án thí điểm tự chủ đại học được Chính phủ phê duyệt. Trong thời gian tới, khi các trường tự xác định mức học phí, để hài hòa giữa nhà trường và sinh viên đồng thời không gây sức ép quá lớn về tài chính cho các trường thì Nhà nước cần sớm ban hành quy định về định mức kinh tế kỹ thuật theo lộ trình. - bà Nguyễn Thị Thu Thủy

Để kiểm soát được điều này, bà Nguyễn Thị Thu Thủy- Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho rằng: Mức thu học phí, thu dịch vụ tuyển sinh, các khoản thu dịch vụ khác đã được quy định tại Nghị định 86/2015 của Chính phủ.

Đối với các cơ sở thí điểm tự chủ thì thực hiện theo quyết định phê duyệt thí điểm tự chủ cho mỗi trường hiện nay. Khi Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật GDĐH và sắp tới là Nghị định hướng dẫn luật có hiệu lực thì đối với các cơ sở GDĐH công lập sẽ thực hiện theo điều 65 của Bộ Luật này và theo đó thì các cơ sở GDĐH đáp ứng những quy định của khoản 2 điều 32 của Luật này đồng thời tự bảo đảm được kinh phí chi thường xuyên của mình thì được tự chủ xác định mức thu học phí.

Khi Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật GDĐH và sắp tới là Nghị định hướng dẫn luật có hiệu lực thì đối với các cơ sở GDĐH công lập sẽ thực hiện theo điều 65 của Bộ Luật này và theo đó thì các cơ sở GDĐH đáp ứng những quy định của khoản 2 điều 32 của Luật này đồng thời tự bảo đảm được kinh phí chi thường xuyên của mình thì được tự chủ xác định mức thu học phí.

Tuy nhiên, việc xác định mức thu như vậy phải căn cứ vào định mức mức thu kỹ thuật theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Ngoài ra, các trường cũng phải thực hiện chế độ về quản lý tài chính về kế toàn, kiểm toán, công khai minh bạch thông tin.

Việc tính đúng tính đủ chi phí giáo dục đào tạo sẽ làm căn cứ để các trường ra được quyết định đồng thời các cơ quan quản lý Nhà nước và xã hội có căn cứ để giám sát việc thực hiện của các trường về vấn đề này.

Nguồn: giaoducthoidai.vn
Ý kiến bạn đọc
Tin cùng chuyên mục
Trung tâm tiếng Trung SOFL - tiếp cận ngôn ngữ, chạm đỉnh thành công
29/04/2022

Tự hào là đơn vị đào tạo tiếng Trung hàng đầu tại Hà Nội. Với lộ trình học tập chuyên nghiệp bài bản cùng đội ngũ giảng viên, trợ giảng giàu kinh nghiệm, tràn đầy nhiệt huyết. Trung tâm tiếng Trung SOFL đã giúp +100.000 học viên mỗi năm vượt qua nỗi sợ hãi với tiếng Trung, khơi dậy nguồn đam mê và đạt điểm số cao trong kỳ thi năng lực tiếng Trung HSK. 

Trường đại học đề cao tôn trọng sự khác biệt
29/11/2021

Không chỉ chương trình đào tạo, chất lượng giảng dạy mà môi trường học tập cũng là một trong những yếu tố quan trọng để sinh viên chọn trường đại học. Với phương châm “tôn trọng sự khác biệt, trường Đại học Hoa Sen (HSU) là một trong những cái tên được nhiều sinh viên lựa chọn để gắn bó suốt 4 năm đại học.

Hội thảo “Ứng dụng Công nghệ Đột phá trong Quản trị Tài sản công (DT4PAG) - Công nghệ không gian địa lý hỗ trợ ra quyết định”
28/04/2021

Sáng ngày 27/4/2021, trong khuôn khổ chương trình “Công nghệ Đột phá cho Quản trị tài sản công” (DT4PAG), Ngân hàng Thế giới (NHTG) và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tuần hoàn và Khu Công nghệ Phần mềm thuộc ĐHQG-TP.HCM đồng tổ chức Hội thảo “Ứng dụng Công nghệ Đột phá trong Quản trị Tài sản công (DT4PAG) - Công nghệ không gian địa lý hỗ trợ ra quyết định”. Hội thảo được tổ chức tại Hội trường của Đại học Quốc gia – TP. Hồ Chí Minh, tiếp nối hội thảo tập huấn về ứng dụng UR-SCAPE được tổ chức vào tháng 12/2020 trong giai đoạn khởi động của Chương trình DT4PAG.

Hội Chợ Giáng Sinh Từ Thiện Năm 2020 tại Trường Quốc Tế Singapore Nam Sài Gòn - Nơi Hạnh Phúc Được Sẻ Chia
21/12/2020

Lễ hội Giáng sinh năm nay của Trường Quốc tế Singapore tại Nam Sài Gòn, cũng như của toàn bộ 16 trường trong hệ thống của Tập đoàn KinderWorld, đều diễn ra vào ngày 18/12. Đây là hoạt động thường niên và là dịp để các em học sinh Trường Quốc tế Singapore sau khoảng thời gian thi học kỳ căng thẳng, được cùng nhau sẻ chia niềm vui bè bạn, thầy trò qua các hoạt động, trò chơi thú vị mang đậm sắc màu truyền thống.

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục, giới thiệu giải pháp học trực tuyến trên nền tảng LMS
19/12/2020

Chiều 18/12, tại Khu Công nghệ Phần mềm Đại học Quốc gia TPHCM (ITP), Trung tâm Dữ liệu Đại học Quốc gia TPHCM (VNU.DC) phối hợp với Trung tâm Thông tin & Chương trình giáo dục Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TPHCM tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số trong giáo dục” và “Lễ ký kết hợp tác” nhằm mục đích triển khai các phương thức ứng dụng công nghệ trong giáo dục.

Dạy học, ôn tập thi tốt nghiệp THPT 2020: Nghiêm cấm cắt xén chương trình
30/06/2020
Vụ trưởng Vụ GD Trung học Bộ GD&ĐT – cho biết: Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi các sở GD&ĐT, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng), Cục Nhà trường (Bộ Công an), các cơ sở GD trung học trực thuộc về việc tổ chức dạy và ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
TP.HCM: Đảm bảo 100% giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021 được tập huấn đại trà
03/06/2020

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có thông báo về kết luận và chỉ đạo của ông Lê Hồng Sơn Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM tại hội nghị giao ban công tác chuyên môn lần 2 năm học 2019-2020.

Quy định về tuyển thẳng vào lớp 10 năm học 2020-2021 tại TP.HCM
19/05/2020

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có văn bản về việc tuyển thẳng vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021.

Công bố đề minh họa thi tốt nghiệp THPT chậm nhất trong tuần này
07/05/2020

PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT thông tin, Bộ GD&ĐT sẽ công bố đề minh họa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 trong tuần này.

TP.HCM: Đề xuất không được dạy thêm cho học sinh tiểu học
12/02/2020

Sở GD&ĐT TP.HCM vừa có tờ trình lên UBND thành phố về dự thảo quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn.  

Banner 1
Hotline: 0898.545.515
Hữu Từ
(Chăm sóc khách hàng)
Thái Sơn
(Hỗ trợ kỹ thuật)
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.
Additionally, paste this code immediately after the opening tag: